logo WICOMED - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện

Huyết áp – Chỉ số quan trọng theo dõi sức khỏe tim mạch

Đăng bởi WICOMED vào lúc 26/02/2025

Huyết áp – Chỉ số quan trọng theo dõi sức khỏe tim mạch

Huyết áp - Chỉ số quan trọng theo dõi sức khỏe tim mạch. Cùng Wicomed tìm hiểu Huyết áp là gì? Có những loại máy nào và chỉ số như thế nào là bình thường nhé!

I.     Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

1. Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch máu trong quá trình lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể. Sức cản của động mạch và lực co bóp của tim là hai yếu tố chính tạo nên huyết áp (Đơn vị đo huyết áp: mi-li-mét thủy ngân (mmHg)- Chỉ số huyết áp được biểu thị qua 2 chỉ số sau: 

           

+ Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Con số này được chú ý nhiều hơn vì thể hiện được khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan: mức bình thường từ 90 - 139 mm Hg

+ Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Con số này thường ít được chú ý đến do chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch mà yếu tố này thì khó có thể thay đổi được

* Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương: giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.

2. Chỉ số huyết áp như thế nào là bình thường?

- Huyết áp tâm trương: 60-89 mm Hg

- Huyết áp tâm thu: 90-130 mm Hg

Cụ thể mức huyết áp theo độ tuổi:

- Từ 1-12 tháng: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 75/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 100/70 mmHg.

- Từ 1-4 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 80/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 110/70 mm/Hg.

- Từ 3-5 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 80/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 110/70 mmHg.

- Từ 6-13 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 85/55 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 120/80 mmHg.

- Từ 13-15 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 95/60 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 140/90 mmHg.

- Từ 15-19 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 105/73 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :117/77 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 120/81 mmHg.

- Từ 20-24 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 108/75 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :120/79 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 132/83 mmHg.

 - Từ 25-29 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 109/76 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :121/80 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 133/84 mmHg.

3. Huyết áp cao và huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để duy trì mức ổn định?

- Huyết áp cao: thường xảy ra ở người lớn tuổi, có khả năng dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình động mạch, suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng

- Cần làm gì để duy trì mức ổn định?

+ Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

+ Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

+ Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.

+ Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

+ Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

- Huyết áp thấp: có biến chứng nặng nề dẫn đến tai biến mạch máu não, suy cơ tim, thiếu máu não, co giật, suy giảm trí nhớ…

- Cần làm gì để duy trì mức ổn định?

+ Lối sống lành mạnh: Thực hiện các thói quen lành mạnh như ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn, và quản lý stress sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ hạ huyết áp.

+ Nên uống đủ nước khi bị huyết áp thấp: Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp duy trì thể tích máu, từ đó ổn định huyết áp. Hãy đảm bảo uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, hoặc nhiều hơn khi cơ thể mất nước do vận động hoặc thời tiết nóng bức.

+ Bổ sung đủ lượng muối mỗi ngày: Muối giúp giữ nước trong cơ thể và duy trì huyết áp. Tuy nhiên, cần đảm bảo lượng muối nạp vào phù hợp với thể trạng và không quá lạm dụng, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây tích nước và gặp các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

+ Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày: Việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì ba bữa chính, giúp cơ thể tránh ăn quá no làm cải thiện tình trạng hạ huyết áp sau ăn. Các bữa ăn nên bao gồm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và chất xơ. Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, bao gồm các thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, và sắt để hỗ trợ sản sinh hồng cầu, từ đó giúp duy trì huyết áp ổn định. Tránh các thức ăn gây hạ huyết áp như đồ ăn quá cay hoặc quá ngọt.

+ Tập luyện thể dục vừa phải và đều đặn: Tập thể dục vừa sức và đều đặn, với các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc bơi lội, giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện huyết áp. Hãy chọn các bài tập phù hợp với thể trạng để tránh tình trạng cơ thể phải hoạt động quá sức.

+ Không sử dụng rượu, bia: Rượu, bia có thể làm giãn mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp đột ngột. Việc tiêu thụ các loại thức uống có cồn khiến cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng huyết áp

+ Không thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng dậy quá nhanh khi đang ngồi hoặc nằm có thể gây chóng mặt và làm tăng nguy cơ ngất xỉu do hạ huyết áp tư thế đứng. Người bị huyết áp thấp nên di chuyển từ từ, đặc biệt khi chuyển đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng, điều này giúp cơ thể có đủ thời gian điều chỉnh huyết áp khi thay đổi tư thế.

+ Không tắm nước nóng quá lâu và tránh tiếp xúc nhiệt độ cao: Tắm nước nóng quá lâu có thể làm giãn mạch máu và hạ huyết áp đột ngột. Người bị huyết áp thấp nên tránh ở lâu trong môi trường quá nóng như phòng xông hơi, dưới ánh nắng gay gắt, hoặc trong không gian kín thiếu thông gió.

+ Tránh căng thẳng quá mức: Căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và ảnh hưởng đến huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giảm thiểu căng thẳng và duy trì huyết áp được ổn định.

II. Máy đo huyết áp tại nhà có những loại nào? Tiêu chí chọn máy phù hợp?

1. Máy đo huyết áp tại nhà có những loại nào?

- Máy đo huyết áp cổ tay

+ Cấu tạo:

·         Vòng bít: Được làm bằng vải, khi sử dụng sẽ quấn lên cổ tay của người bệnh.

·         Cảm biến áp suất giúp phát hiện lưu lượng máu.

·         Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nối từ vòng bít đến thân máy để bơm hơi, làm tăng áp lực tại vị trí đo huyết áp.  

·         Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp giúp hiển thị các kết quả đo được

·         Các phím đo/dừng, xem lại lịch sử đo

- Máy đo huyết áp bắp tay

+ Cấu tạo:

·         Vòng bít: Được làm bằng vải, khi sử dụng sẽ quấn lên bắp tay của người bệnh.

·         Cảm biến áp suất giúp phát hiện lưu lượng máu.

·         Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nối từ vòng bít đến thân máy để bơm hơi, làm tăng áp lực tại vị trí đo huyết áp.

·         Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp giúp hiển thị các kết quả đo được

·         Các phím đo/dừng, xem lại lịch sử đo

2. Tiêu chí chọn máy đo huyết áp phù hợp?

- Xác định đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng máy đo huyết áp tại nhà thường là người trung niên và người cao tuổi. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe bạn sẽ lựa chọn được loại máy phù hợp. Với những người cao tuổi sức khỏe yếu, vận động khó khăn thì máy đo huyết áp điện tử thao tác dễ dàng sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cả.

- Kiểu máy và tính năng: Công nghệ ngày càng phát triển, máy đo huyết áp cũng ứng dụng rất nhiều tính năng hiện đại và hữu ích hơn cho người dùng. Ngoài các chỉ số cơ bản, một số loại máy còn có thêm tính năng cảnh báo nhịp tim bất thường và nguy cơ đột quỵ, tính năng bằng giọng nói,… Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu bạn có thể lựa chọn loại máy phù hợp nhất.

- Thương hiệu được ưa chuộng: Thương hiệu là một trong những tiêu chí không thể bỏ qua khi lựa chọn mua máy đo huyết áp tại nhà. Một số thương hiệu quen thuộc tại thị trường Việt Nam bao gồm máy đo huyết áp Omron, Beurer, Microlife, Yuwell, Jumper, AND... Các dòng máy của những thương hiệu này đều đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật.

- Giá thành: Hiện nay, máy đo huyết áp điện tử được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 800.000 - 2.800.000đ. Tùy vào chất lượng sản phẩm cũng như các tiện ích đi kèm mà máy sẽ có giá thành khác nhau nên có thể đáp ứng được nhu cầu của đa dạng người dùng.

- Chế độ bảo hành: Thông thường, các máy đo huyết áp sẽ được bảo hành từ 1 - 5 năm (tùy model và thương hiệu), bạn có thể cân nhắc khi chọn mua để cắt giảm chi phí bảo dưỡng cho gia đình và nên tìm mua gần nơi ở để thuận tiện trong việc bảo hành.

Wicomed - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện
☎ Hotline: 0389.207.925 - 0383.864.527
🔖 Địa chỉ: Số 122-A3, KĐT Đại Kim, P. Định Công, TP. Hà Nội 
📩 Email: thietbiwicomed@gmail.com

Tags : Chỉ số huyết áp, Huyết áp, wicomed
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo WICOMED - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục