logo WICOMED - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện

Những loại máy huyết áp phổ biến trên thị trường hiện nay

Đăng bởi WICOMED vào lúc 27/02/2025

Những loại máy huyết áp phổ biến trên thị trường hiện nay

I. Máy đo huyết áp là gì? Có bao nhiêu loại? Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản

1. Máy đo huyết áp: Là dụng cụ đo lượng huyết áp tăng, giảm trong thời gian nhất định2. Máy đo huyết áp có bao nhiêu loại? So sánh các dòng máy

 

Máy đo huyết áp cơ

a. Máy đo huyết áp cơ: Là dòng máy đo truyền thống được sử dụng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám. Đây là một trong những loại máy khó dùng nên cần người có kinh nghiệm chuyên môn mới biết cách sử dụng chính xác và đọc kết quả đo đúng

- Cấu tạo

·         Vòng bít: Được làm bằng vải, khi sử dụng sẽ quấn lên cổ tay hoặc bắp tay của người bệnh. Kết nối vòng bít với quả bóng bơm và xả hơi là ống dẫn khí.

·         Quả bóng bơm và xả hơi: Được làm bằng cao su, khi bóp sẽ bơm hơi vào vòng bít, tạo áp lực lớn lên cổ tay hoặc bắp tay.

·         Ống nghe mạch đập: Khuếch đại âm thanh của mạch đập để bác sĩ hoặc nhân viên y tế dễ dàng nghe được nhịp đập của mạch.

·         Đồng hồ đo: Là bộ phận hiển bị các chỉ số huyết áp, đơn vị đo là mmHg, giúp người dùng theo dõi sức khỏe tốt hơn.

- Thương hiệu phổ biến: Microlife, ALPK2, rossmax, Yamasu,…

b. Máy đo huyết áp điện tử: Là thiết bị đo huyết áp sử dụng các phép đo dao động và tính toán điện tử. Kết quả đo sẽ hiển thị tự động dưới dạng số trên màn hình điện tử và người dùng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.

* Máy đo huyết áp cổ tay

Máy đo huyết áp cổ tay điện tử

+ Cấu tạo:

·         Vòng bít: Được làm bằng vải, khi sử dụng sẽ quấn lên cổ tay của người bệnh.

·         Cảm biến áp suất giúp phát hiện lưu lượng máu.

·         Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nối từ vòng bít đến thân máy để bơm hơi, làm tăng áp lực tại vị trí đo huyết áp.  

·         Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp giúp hiển thị các kết quả đo được

·         Các phím đo/dừng, xem lại lịch sử đo

- Thương hiệu phổ biến: Omron, Microlife, Beurer, Yuwell,…

* Máy đo huyết áp bắp tay

Máy đo huyết áp bắp tay điện tử

+ Cấu tạo:

·         Vòng bít: Được làm bằng vải, khi sử dụng sẽ quấn lên bắp tay của người bệnh.

·         Cảm biến áp suất giúp phát hiện lưu lượng máu.

·         Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nối từ vòng bít đến thân máy để bơm hơi, làm tăng áp lực tại vị trí đo huyết áp.

·         Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp giúp hiển thị các kết quả đo được

·         Các phím đo/dừng, xem lại lịch sử đo

- Thương hiệu phổ biến: Omron, Microlife, Beurer, Yuwell,…

c. Máy đo huyết áp để bàn

 

Máy đo huyết áp để bàn điện tử

+ Cấu tạo:

·         Ống đo bắp tay tự động nén chặt

·         Màn hình hiển thì kết quả

·         Máy in dữ liệu kết quả in

·         Bảng điều khiển

- Thương hiệu phổ biến: Omron, Beurer, Ampall, Accuniq, A&D, Cemho,…

d. Máy đo huyết áp thủy ngân: Có cơ chế hoạt động dựa trên trọng lực. Thiết bị có độ bền cao, dễ sử dụng và ít xảy ra sự cố hỏng hóc hoặc sai số. Loại này được nhiều chuyên gia đánh giá là dòng máy có thể cho ra kết quả đo chính xác khá cao so với các loại máy đo huyết áp khác.

Máy đo huyết áp thủy ngân

- Cấu tạo

·         Thước đo có hình trụ dài có vỏ bằng thủy tinh và bên trong chứa thủy ngân

·         Bóng bơm hơi

·         Vòng bít

·         Dây nối với trụ thủy ngân để tạo áp lực

- Thương hiệu phổ biến: ALPK2, Spirit,…

* So sánh các dòng máy đo huyết áp

Thuộc tính

Máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cổ tay, bắp tay

Máy đo huyết áp để bàn

Máy đo huyết áp thủy ngân

Độ chính xác

>90%

>90%

>90%

>95%

Đồ bền

Cao

Trung bình

Trung bình

Gần như tuyệt đối

Tính tiện lợi

- Khó sử dụng, cần người có chuyên môn

- Bệnh nhân không thể tự đo

- Thuận tiện mang tới nhiều nơi

- Máy đo tự động, dễ sử dụng

- Bệnh nhân có thể tự đo

- Thuận tiện mang tới nhiều nơi

- Máy đo tự động, dễ sử dụng

- Bệnh nhân có thể tự đo

- Không thuận tiện mới tới nhiều nơi

- Khó sử dụng

- Trọng lượng nặng

- Không thuận tiện mang tới nhiều nơi

- Chứa thủy ngân nên cần cẩn thận

Đối tượng sử dụng

- Thích hợp cho y, bác sĩ

- Dùng trong bệnh viện và phòng khám

Thích hợp cho các hộ gia đình

- Thích hợp cho y, bác sĩ

- Dùng trong bệnh viện và phòng khám

- Thích hợp cho y, bác sĩ

- Dùng trong bệnh viện và phòng khám

 

3. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý khi sử dụng

- Không cử động người và nói chuyện trong khi đo.

- Tránh đo huyết áp khi đang căng thẳng.

- Nên quấn vòng bít sát da tay hoặc chỉ trên lớp áo mỏng.

- Hít thở sâu 5 tới 6 lần trước khi bắt đầu đo.

- Tránh ăn, uống, tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp.

- Nghỉ 15 phút trước khi đo.

- Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn.

- Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày cùng với một máy đo và lưu lại kết quả đo.

- Ngồi đúng tư thế: Ngồi trên ghế với bàn chân đặt trên mặt nền phẳng và đặt cánh tay lên bàn sao cho vòng bít ở ngang với tầm tim bạn.

Cách bảo quản

- Để máy tại nơi khô ráo: Lưu ý đầu tiên đó là để máy đo huyết áp vào vị trí khô ráo. Sau khi sử dụng xong  bạn hãy để vào tủ chống ẩm để tránh những hơi ẩm từ bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy khi sử dụng. Việc để máy đo tại nơi khô ráo sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của máy do đó không nên bỏ qua lưu ý nhỏ này.

- Tránh làm rơi hoặc để bị va đập mạnh: Máy đo huyết áp được thiết kế khá nhỏ gọn, tuy nhiên là thiết bị điện tử do đó nếu bị va đập mạnh và làm rơi hoàn toàn có thể xảy ra hỏng hóc, hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy. Do đó hãy cẩn thận khi sử dụng, không nên làm rơi hoặc để va đập mạnh trong quá trình sử dụng.

- Không sử dụng hóa chất, dung dịch, chất lỏng để vệ sinh máy: Không cần vệ sinh máy đo huyết áp quá cầu kỳ, không nên sử dụng các chất lỏng, dầu pha loãng hoặc sử dụng dung dịch để vệ sinh máy đo huyết áp. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị bởi vệ sinh không đúng cách. Nếu muốn vệ sinh bụi bẩn trên máy thì chỉ cần sử dụng vải khô, vải mềm để lau sau khi dùng xong.

- Tháo pin nếu để lâu không sử dụng: Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài thì nên tháo pin. Và khi nào muốn sử dụng lại thì lắp pin vào. Việc này sẽ đảm bảo pin không bị chảy nước khi để quá lâu không sử dụng máy đo huyết áp.

- Bảo dưỡng máy đo huyết áp định kỳ: Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng máy đo huyết áp theo quy định của nhà sản xuất sẽ giúp bạn nâng cao tuổi thọ của máy, đảm bảo sự ổn định khi sử dụng sản phẩm. Tránh tình trạng xảy ra sai sót khi trả về kết quả khi đo huyết áp.

Wicomed - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện
☎ Hotline: 0389.207.925 - 0383.864.527
🔖 Địa chỉ: Số 122-A3, KĐT Đại Kim, P. Định Công, TP. Hà Nội 
📩 Email: thietbiwicomed@gmail.com

Tags : Máy đo huyết áp, Wico
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo WICOMED - Thiết Bị Y Tế Toàn Diện
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục